Kế hoạch thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp năm học 2021-2022
KẾ HOẠCH
Thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp năm học 2021-2022
Căn cứ kế hoạch hoạt động của Nhà trường năm học 2021 – 2022;
Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lực của nhà trường trong thực hiện công tác thi đua năm học 2021 – 2022;
Nay Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ban hành kế hoạch thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp năm 2021 – 2022 cụ thể như sau:
1. Mục đích: Đăng kí và thực hiện các công trình Nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp là một hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và cũng là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, đào tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nhằm:
– Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao năng lực NCKH, phát huy tính sáng tạo của các cá nhân;
– Tiếp cận và vận dụng các tiến bộ, các sáng kiến vào giảng dạy, quản lý và sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả góp phần vào việc khẳng định thương hiệu của Nhà trường;
– Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn;
– Kết quả NCKH của mỗi cán bộ viên chức còn là cơ sở để bình xét, đề nghị các cấp công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng cho các cán bộ, viên chức của Nhà trường trong năm.
2. Yêu cầu:
Các đề tài phải phù hợp với khả năng và chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
– Nội dung các đề tài phù họp với nội dung, chương trình đào tạo; phù hợp với các hoạt động quản lý, giáo dục; có tính mới mẻ, tính khoa học và có khả năng ứng dụng cao;
– Các đề tài phù họp với định hướng NCKH của Nhà trường, cơ quan quản lý các cấp;
– Đảm bảo tiến độ thời gian quy định;
– Hình thức, thể thức trình bày báo cáo kết quả theo đúng quy định của một đề tài nghiên cứu khoa học
3. Đối tượng tham gia:
– Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
4. Nội dung, cấu trúc các đề tài nghiên cứu:
4.1. về nội dung:
Nội dung đề tài nghiên cứu, sáng kiến cần tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy – học và giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ, tăng cường hiệu quả hoạt động chuyên môn của các bộ phận chức năng, tăng cường hiệu quả các hoạt động phong trào thi đua của đơn vị.
4.2. về cấu trúc:
a. Đặt vấn đề :
– Nêu rõ lý do, sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo; cơ sở của đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì, được xuất phát từ yêu cầu thực tế nào…;
– Tổng quan những thông tin liên quan về những vấn đề cần nghiên cửu, thực trạng vấn đề;
– Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của địa phương.
b. Nội dung:
– Nêu thực trạng của vấn đề.
– Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện.
– Các phương pháp hoạt động thực hiện nghiên cứu, sáng kiến như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo…
– Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài.
– Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài
c. Kết luận :
– Khẳng định được những giá trị của đề tài như: tính mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn, tính hiệu quả
– Những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
5. Đánh giá, xếp loại: Mỗi đề tài sẽ có hai vòng đánh giá cụ thể như sau:
* Vòng 1:
– Đánh giá tại khoa/phòng chuyên môn. Bộ phận chủ động sắp xếp thời gian để đánh giá các đề tài của cá nhân tại bộ phận mình, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch chung đặt ra. (Trước 1/3/2022). Việc đánh giá các đề tài xem như hoạt động sinh hoạt chuyên môn của bộ phận.
Khi đánh giá có thông báo lịch cho Phòng KHCN và HT cử người tham gia ghi nhận.
– Sau đánh giá, cá nhân hoàn thiện, điều chỉnh báo cáo theo hướng góp ý đã được thống nhất và hoàn chỉnh báo cáo đề tài nộp về phòng KHCN và HT.
* Vòng 2: – Các đề tài đã được th ồng qua tại vòng 1, gửi về Phòng KHCN và HT sẽ được tổ chức báo cáo để Hội đồng khoa học chấm trực tiếp. Điểm của đề tài là điểm trung bình của các giám khảo tham gia chấm theo quyết định.
– Nếu điểm của giám khảo nào chênh lệch vượt trên hoặc vượt dưới 15 điểm so với điểm trung bình của tất cả giám khảo thì điểm của giám khảo đó không được tổng hợp vào tính điểm cho đề tài. Trong trường hợp này, điểm của đề tài là điểm trung bình cộng của các giám khảo còn lại. ủy viên thường trục có trách nhiệm báo cho Giám khảo đó và báo cho Chủ tịch Hội đồng giám khảo về trường hợp nêu trên.
1