Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Bìa sách Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Đỗ Hữu Vinh
Chuyên ngành
Giao thông vận tải
2009
Sách
426
Kho lưu trữ
77,000 vnd
Chương 1: Nguồn gốc bảo hiểm
Chương 2: Các nguyên tắc chính
Chương 3: Bảo hiểm hàng hải
Chương 4: Một số nhận xét về công tác bảo hiểm hàng hải
Chương 5: Điều khoản bảo hiểm hàng hóa hội bảo hiểm Luân đôn (A) những rủi ro được bảo hiểm
Chương 6: Điều khoản bảo hiểm hàng hóa hội bảo hiểm Luân đôn (B) những rủi ro được bảo hiểm
Chương 7: Điều khoản bảo hiểm hàng hóa hội bảo hiểm Luân đôn (C) những rủi ro được bảo hiểm
Chương 8: Điều kiện bảo hiểm thời hạn thân tàu
Chương 9: Điều kiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
Chương 10: Giới thiệu về công tác giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 11: Kiến thức cơ bản về hàng hóa
Chương 12: Container
Chương 13: Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 14: Quy trình giám định tổn thất hàng hóa
Chương 15: Một số tổn thất thường gặp
Chương 16: Đặc tính tổn hại của một số loại hàng

Thị trường thế giới ngày nay mở rộng không ngừng, sự phân công lao động và sự hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. Do đó yếu tố ngoại thương trở thành một đòi hỏi khách quan, một yếu tố không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất của tất cả các nước. Các tổ chức ngoại thương thế giới thông qua những hiệp định hay hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm để thực hiện nhiệm vụ được giao thương hàng hóa giữa các nước.  Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, hàng hóa thường phải trải qua nhiều khâu: từ người sản xuất đến người xuất khẩu, người vận tải, người giao nhận rồi mới đến tay người tiêu thụ sản phẩm nên việc tổn thất, mất mát, hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Những nhà xuất nhập khẩu, người làm công tác giao nhận sẽ giải quyết vấn đề này ra sao, phải làm gì khi hàng hóa hàng xuất nhập khẩu bị tổn thất? Các thủ tục cần thiết phải tiến hành để có thể đòi được người bảo hiểm bồi thường nếu hàng hóa đó được bảo hiểm? Biên bản hư hỏng đổ vỡ, thư kháng nghị thật ra chỉ là những chứng từ pháp lý ban đầu về tình trạng hư hỏng của hàng hóa. Vì vậy, người nhận hàng bao giờ cũng muốn hàng hóa của mình được xác nhận cụ thể xem bị hư hỏng thế nào, đến mức độ nào và do nguyên nhân nào gây nên. Về phía người vận chuyển cũng vậy, họ muốn có sự xác định cụ thể về hàng hóa bị hư hỏng để yên tâm rằng mình khỏi bị chủ tàu ràng buộc trách nhiệm từ lúc phát hiện hàng hư hỏng. Từ đó vấn đề giám định tổn thất hàng hóa cần được xúc tiến nhanh sau khi hàng được xếp dỡ hoặc được nhập/ xuất từ kho bãi, nhà máy: để có được một biên bản giám định hàng hóa tồn thất làm cơ sở cho việc khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo AccountEmail